VÌ SAO MÌNH PHẢI ĐI LỄ - RƯỚC LỄ
††† LỜI MỞ ĐẦU.
♥ LỜI MỞ ĐẦU VỚI CÁC BẠN TRẺ:
Những dòng dưới đây là của tôi viết cho con cháu, nhưng nay nghe lời một người bạn, tôi phổ biến ra ngoài phạm vi gia đình tới các bạn, mong có gì hữu ích chăng.
♥ LỜI MỞ ĐẦU VỚI CON CHÁU:
Những dòng Ba viết dưới đây là những suy tư được ghi lại trong những lúc suy niệm hằng ngày. Khởi đầu là Ba viết cho chính Ba, nhưng gần đây Ba đã sắp xếp lại cho thứ tự gọn gàng để truyền lại cho các con. Ba muốn các con coi đây là những lời khuyên dạy cuối cùng của Ba. Đây là đề tài thuộc "Tâm linh", không nên chỉ căn cứ vào "Lý luận" mà nên dành một phần cho "Cảm nghiệm".
Đức tin là một ơn to lớn không chỉ do lý luận mà có, ta phải biết cởi mở tâm trí để đón nhận.
Ba chỉ biết dùng những ngôn từ thông thường và trình bày những tư tưởng gần gũi với cuộc sống hằng ngày để các con có thể cảm nhận vấn đề một cách dễ dàng hơn.
(Bài này là một trong những bài phụ của bài chính là VÌ SAO MÌNH PHẢI TIN CHÚA)
♥ LỜI MỞ ĐẦU VỚI CÁC BẠN TRẺ:
Những dòng dưới đây là của tôi viết cho con cháu, nhưng nay nghe lời một người bạn, tôi phổ biến ra ngoài phạm vi gia đình tới các bạn, mong có gì hữu ích chăng.
♥ LỜI MỞ ĐẦU VỚI CON CHÁU:
Những dòng Ba viết dưới đây là những suy tư được ghi lại trong những lúc suy niệm hằng ngày. Khởi đầu là Ba viết cho chính Ba, nhưng gần đây Ba đã sắp xếp lại cho thứ tự gọn gàng để truyền lại cho các con. Ba muốn các con coi đây là những lời khuyên dạy cuối cùng của Ba. Đây là đề tài thuộc "Tâm linh", không nên chỉ căn cứ vào "Lý luận" mà nên dành một phần cho "Cảm nghiệm".
Đức tin là một ơn to lớn không chỉ do lý luận mà có, ta phải biết cởi mở tâm trí để đón nhận.
Ba chỉ biết dùng những ngôn từ thông thường và trình bày những tư tưởng gần gũi với cuộc sống hằng ngày để các con có thể cảm nhận vấn đề một cách dễ dàng hơn.
(Bài này là một trong những bài phụ của bài chính là VÌ SAO MÌNH PHẢI TIN CHÚA)
Dưới đây là những tiểu đề Ba chọn lựa để trả lời cho đề tài : VÌ SAO MÌNH PHẢI ĐI LỄ, RƯỚC LỄ.
Con người có các nhu cầu khác nhau cho các lãnh vực: THÂN XÁC, TRÍ TUỆ và TÂM LINH.
♥ NHU CẦU CHO THỂ XÁC.
Mọi người đều phải ăn mới sống được, sáng trưa chiều tối, lúc ta cảm thấy đói là ta phải đi tìm đồ ăn. Khi đói, ta cảm thấy khó chiu, cồn cào ruột gan; nghĩ đến món gì cũng thèm. Nếu đói nhiều ngày thì có thể chết, mà chết thì ai cũng sợ.
Vậy đói thể xác là điều rất tự nhiên và nó tự động thúc đẩy ta tìm món ăn thể chất. Không cần ai thúc giục hay có động cơ nào khuyến khích.
♥ NHU CẦU CHO TRÍ TUỆ.
Mọi người đều ít nhiều muốn tìm hiểu những sự vật quanh mình. Trẻ em từ nhỏ đã có tính tò mò hỏi han những vật chung quanh. Lớn lên thì ngày ngày vẫn chịu khó cắp sách đến trường dù không ham học cũng phải theo đà của các bạn cùng lứa, cần học để kiếm việc. Nhiều người lớn vẫn học hỏi thêm vì trào lưu xã hội chung quanh. Một số người khác thì thực sự say mê như nghiên cứu khoa học, khám phá vũ trụ, v.v... Đây là những món ăn tinh thần đem lại cho ta những thỏa mãn cho cuộc sống. Đây không phải là món ăn cho dạ dày nên món ăn này cao thấp tùy người.
♥ NHU CẦU CHO TÂM HỒN.
Cho dầu là tin có Linh hồn đi nữa thì ít nhiều ta không cảm nhận được linh hồn ta có biết đói không? Linh hồn cũng cần những món ăn nhưng không biết đói một cách tự nhiên như dạ dày đói ăn. Linh hồn cũng không đói theo cách thức của trí tuệ do thúc giục của trào lưu xã hội chung quanh, để kiếm việc hay thỏa mãn trí tuệ.
Chúng ta phải tập cho Linh hồn biết đói. Trước tiên là phải nhận thức rằng Linh hồn là phẩn cao quý nhất của con người, vì có Linh hồn nên con người vượt trên muôn vật khác. Do Linh hồn mà ta biết điều lành điều dữ. Từ bẩm sinh, Linh hồn hướng về điều thiện, nhưng nếu không được dinh dưỡng đúng đắn thì ta có thể bị hướng dẫn đến điều ác. Nghĩa là ta phải "nuôi dưỡng" Linh hồn để chẳng những khỏi đi lạc hướng mà còn phải đạt đến chiều cao của đạo hạnh. Và đó là một bổn phận.
Là người có đạo, ta muốn giữ đạo ở mức tối thiểu ăn ngay ở lành cũng đã khó, nếu phải đạt đến chiều cao đạo đức càng khó hơn. Muốn tránh tội nhưng vẫn sa ngã, muốn làm điều tốt nhưng lại lười. Chỉ giữ đạo sao cho đủ luật lệ là đủ. Đi dự lễ các ngày Chủ nhật nhưng chẳng thấy có gì khác lạ, vẫn bằng đó kinh kệ, bài giảng nào cũng tương tự như nhau, rồi về nhà vẫn bằng đó tệ nạn trong cuộc sống như mọi ngày, chẳng thấy gì thay đổi.
♥ VẬY ĐI LỄ ĐỂ LÀM GÌ?
Với đạo Công giáo, Thánh Lễ Mi-sa là trọng điểm trong sức sống của Giáo hội. trong Thánh lễ Chúa đến với chúng ta qua lời Chúa và cao điểm nhất là Chúa đến bằng chính thân mình của Chúa trong phép Thánh Thể.
Biết bao nhiêu bài viết về Thánh Lễ Mi-sa rất sâu sắc và cũng rất nhiều bài viết về Thánh Thể rất cao siêu của mọi đấng bậc, nhưng trong dân gian, câu hỏi "Tại sao phải đi lễ" vẫn được đặt ra trong câu chuyện hằng ngày. Có lẽ vì ta không nhận ra được rằng Thánh Thể ở trong Thánh lễ và như vậy mình nhìn Thánh lễ như một vở kịch bắt buộc phải tham dự, một cách tiêu cực không nhìn ra sự quý giá.
Ta có thể nghe được lời Chúa ở nhiều nơi, nhưng chỉ có Thánh Lễ Mi-sa mới có Thánh Thể là chính Chúa Giêsu bằng Thịt và Máu. Chỉ có đạo Công giáo mới có phép Bí Tích Thánh Thể trong Thánh lễ và Chúa hiện diện thực sự trong Thánh Thể như Ngài đã hứa.
♥ CHÚA ĐÃ NÓI VỀ PHÉP THÁNH THỂ.
Ở đây Ba muốn nhắc lại hai tiêu đề Ba đã nói nhiều lần là: Chúa là Đấng Tình yêu; Chúa là Đấng Toàn năng. Vì yêu nên Ngài đã lập Phép Thánh Thể để ở mãi với ta; vì là Toàn năng nên Ngài có thể làm được mọi chuyện.
Trong Phúc Âm, Chúa nói nhiều lần, nhiều câu khác nhau về Phép Thánh Thể: "Thịt Ta là của ăn, Máu Ta là của uống. Ai ăn Thịt Ta và Uống Máu Ta thì kẻ ấy ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy". Và rất nhiều câu tương tự khác. Nếu hiểu nghĩa đen là Chúa sẽ thực sự xẻ từng miếng thịt của Chúa và đưa cho từng người Do thái đứng nghe lúc đó thì nghĩa này quá hẹp hòi. Phải hiểu là Chúa nói cho mọi người chúng ta và đến mọi thời. Vì công cuộc Cứu chuộc của Chúa không phải chỉ cho người Do thái mà là cho toàn thể nhân loại.
♥ BÁNH VÀ RƯỢU THẬT LÀ THỊT VÀ MÁU CHÚA?
Ba kể ra đây mấy phép lạ tiêu biểu:
1. Chúa hóa nước thành rượu ở tiệc cưới Canna, người ta đã chứng kiến nước trở thành rượu, hình thể nhìn thấy bằng mắt thì vẫn là nước, nhưng thực chất thì đã hóa rượu, các chất liệu nước và rượu đều kiểm chứng được.
2. Phép lạ nữa là Chúa làm 5 chiếc bánh và 2 con cá cho 5 ngàn (5.000) người ăn. Bánh và cá là những vật có thể kiểm tra được bằng mắt, thế mà phát ra cho 5 ngàn người ăn vẫn dư thừa.
Tất cả những phép lạ này đều có sự kiện giống nhau đó là các vật liệu lúc ban đầu trước khi biến hóa là những vật liệu tự nhiên, trông thấy được, kiểm chứng được, và sau khi biến hóa cũng vẫn còn kiểm chứng được.
Đó là 2 phép lạ trong nhiều phép lạ tiên báo việc Chúa hóa bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa. Lấy 2 phép lạ này làm tiêu biểu để lý giải đến phép Thánh Thể:
♥ CHÚA LẬP PHÉP THÁNH THỂ.
Trong bữa tiệc ly, Chúa cầm miếng bánh mà phán: "Này là Mình Ta..." rồi cầm ly rượu: "Này là Máu Ta...". Vì các phép lạ kể trên đã chứng minh được quyền năng của Chúa nên ta có thể dễ dàng tin được là bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa.
††† Tóm lại ta có thể chứng minh rằng:
1. Phép lạ nước hóa rượu, kiểm chứng được: chất liệu biến thể và ngửi được, nếm được.
2. Phép lạ 5 chiếc bánh và 2 con cá, kiểm chứng được: chất liệu hóa thành nhiều vẫn nếm được, ăn được.
3. Phép lạ Thánh Thể vẫn ở nguyên dạng vật chất là bánh và rượu, không có mùi vị, nếm được như thịt và máu, nhưng vì bao nhiêu phép lạ trước đã chứng mình đựợc quyền năng của Chúa nên phải tin là bánh và rượu là chính Chúa đã ẩn Mình trong bánh và rượu.
Trong bữa tiệc Chúa phán tiếp: "Hãy làm việc này mà nhớ đến Ta". Từ mệnh lệnh này mà ngày nay ta có Thánh Thể của Chúa trong Thánh Lễ Mi-sa. Chúa muốn ta tham dự Thánh lễ và rước lễ để Chúa có thể đến với ta. Bao lần Chúa vẫn nói lên sự ước ao mời gọi ta hãy ăn Thịt và uống Máu Chúa để Chúa được sống với ta và để ta đựợc sống trong Chúa. Ước vọng của Chúa: "Ta sẽ ở với các con mọi ngày cho đến tận thế".
♥ PHẢI LÀM GÌ ĐỂ YÊU MẾN THÁNH LỄ VÀ THÁNH THỂ.
Trên đây Ba đã vạch ra hai lãnh vực:
1. Sự liên hệ giựa Thánh Lễ và Thánh Thể là "tuy hai mà một", và chỉ có đạo Công giáo mới có Phép Thánh Thể. Và ta phải tham dự Thánh Lễ để được gặp Thánh Thể.
2. Chứng minh bánh và rượu là chính Mình và Máu Chúa. Do quyền năng và tình yêu của Chúa.
3. Một lý do nữa là ta phải tham dự Thánh lễ là vì mình là một thành viên của Giáo hội, Giáo xứ, nên khi dự Thánh lễ, chúng ta đồng thời cũng tham dự các sinh hoạt cộng đoàn.
††† YÊU CHÚA là một việc cao siêu, ta có thể bắt đầu từ bước thấp dễ dàng hơn đó là YÊU NGƯỜI
1. Ý thức mình là một con người, nên phải sống có tư cách, nhân phẩm và bổn phận tu thân.
2. Ý thức bổn phận tề gia theo địa vị cha mẹ, họ hàng, con cháu.
3. Ý thức bổn phận với tha nhân, đối xử công bằng, bác ái với mọi người. Biết chia sẻ với người chung quanh, nhất là khi mình dư dật về vật chất và nếu Chúa cho mình có kiến thức thì cũng phải biết phục vụ.
Yêu mình, yêu người là việc dễ làm và cụ thể hơn. Khi ta đã làm quen được với những ý thức đạo đức giữa người với người thì ta dễ hướng đến ý thức bổn phận giữa ta và Chúa, dễ cảm nhận được tình yêu của Chúa và kích động lòng ta đáp lại tình yêu đó.
Khi ý thức được những bổn phận mình với người thì ta dễ dàng tiến sang giai đoạn mình với Chúa. Ở giai đoạn này thì những bài suy niệm về Thánh Thể sẽ giúp ta rất nhiều trong việc nung đúc lòng mến Thánh Thể. Ta sẽ dễ cảm nhận là không dự lễ ta sẽ cảm thấy ĐÓI mặc dầu lễ nào cũng giống nhau, nhưng không còn thấy nhàm chán. Cũng như chúng ta ăn cơm mỗi bữa nhưng không hề chán cơm vậy.
♥ LỜI KẾT:
Ba chỉ biết lý giải đơn giản đến đây thôi, việc còn lại là do chính mỗi người chúng ta với Chúa.
Mấy lời tóm tắt Ba khuyên là:
- Ta có bổn phận với cuộc sống thiêng liêng, đời này và đời sau.
- Thân xác ta cần ăn do dạ dày tự động báo là ĐÓI, nhưng linh hồn ta nếu biết ĐÓI là do ý thức và tu luyện.
- Suy niệm những lời Chúa mời gọi ta ăn Thịt và uống Máu Chúa để Ngài được sống trong ta, v.v... để cảm nhận được sự mong đợi của Chúa, sẽ giúp ta đáp ứng lại tình yêu của Chúa.
- Nếu mỗi ngày ta cố gắng một tí để cài đặt vào tiềm thức một ý thức bổn phận, đạo đức thì ta sẽ đạt đến trang thái tự động, nghĩa là ta có thể phát ra được những hành động tốt như là một thói quen.
- Một kinh nghịệm dễ làm là chọn một số bài hát về tâm linh mà mình thích, cài đặt các bài này vào máy, đồng hồ tự động để đánh thức mỗi buổi sáng. Các bài hát này giúp ta phấn khởi tinh thần ngay từ giây đầu thức dậy và gây cảm hứng cho ta cầu nguyện dễ dàng.
Con người có các nhu cầu khác nhau cho các lãnh vực: THÂN XÁC, TRÍ TUỆ và TÂM LINH.
♥ NHU CẦU CHO THỂ XÁC.
Mọi người đều phải ăn mới sống được, sáng trưa chiều tối, lúc ta cảm thấy đói là ta phải đi tìm đồ ăn. Khi đói, ta cảm thấy khó chiu, cồn cào ruột gan; nghĩ đến món gì cũng thèm. Nếu đói nhiều ngày thì có thể chết, mà chết thì ai cũng sợ.
Vậy đói thể xác là điều rất tự nhiên và nó tự động thúc đẩy ta tìm món ăn thể chất. Không cần ai thúc giục hay có động cơ nào khuyến khích.
♥ NHU CẦU CHO TRÍ TUỆ.
Mọi người đều ít nhiều muốn tìm hiểu những sự vật quanh mình. Trẻ em từ nhỏ đã có tính tò mò hỏi han những vật chung quanh. Lớn lên thì ngày ngày vẫn chịu khó cắp sách đến trường dù không ham học cũng phải theo đà của các bạn cùng lứa, cần học để kiếm việc. Nhiều người lớn vẫn học hỏi thêm vì trào lưu xã hội chung quanh. Một số người khác thì thực sự say mê như nghiên cứu khoa học, khám phá vũ trụ, v.v... Đây là những món ăn tinh thần đem lại cho ta những thỏa mãn cho cuộc sống. Đây không phải là món ăn cho dạ dày nên món ăn này cao thấp tùy người.
♥ NHU CẦU CHO TÂM HỒN.
Cho dầu là tin có Linh hồn đi nữa thì ít nhiều ta không cảm nhận được linh hồn ta có biết đói không? Linh hồn cũng cần những món ăn nhưng không biết đói một cách tự nhiên như dạ dày đói ăn. Linh hồn cũng không đói theo cách thức của trí tuệ do thúc giục của trào lưu xã hội chung quanh, để kiếm việc hay thỏa mãn trí tuệ.
Chúng ta phải tập cho Linh hồn biết đói. Trước tiên là phải nhận thức rằng Linh hồn là phẩn cao quý nhất của con người, vì có Linh hồn nên con người vượt trên muôn vật khác. Do Linh hồn mà ta biết điều lành điều dữ. Từ bẩm sinh, Linh hồn hướng về điều thiện, nhưng nếu không được dinh dưỡng đúng đắn thì ta có thể bị hướng dẫn đến điều ác. Nghĩa là ta phải "nuôi dưỡng" Linh hồn để chẳng những khỏi đi lạc hướng mà còn phải đạt đến chiều cao của đạo hạnh. Và đó là một bổn phận.
Là người có đạo, ta muốn giữ đạo ở mức tối thiểu ăn ngay ở lành cũng đã khó, nếu phải đạt đến chiều cao đạo đức càng khó hơn. Muốn tránh tội nhưng vẫn sa ngã, muốn làm điều tốt nhưng lại lười. Chỉ giữ đạo sao cho đủ luật lệ là đủ. Đi dự lễ các ngày Chủ nhật nhưng chẳng thấy có gì khác lạ, vẫn bằng đó kinh kệ, bài giảng nào cũng tương tự như nhau, rồi về nhà vẫn bằng đó tệ nạn trong cuộc sống như mọi ngày, chẳng thấy gì thay đổi.
♥ VẬY ĐI LỄ ĐỂ LÀM GÌ?
Với đạo Công giáo, Thánh Lễ Mi-sa là trọng điểm trong sức sống của Giáo hội. trong Thánh lễ Chúa đến với chúng ta qua lời Chúa và cao điểm nhất là Chúa đến bằng chính thân mình của Chúa trong phép Thánh Thể.
Biết bao nhiêu bài viết về Thánh Lễ Mi-sa rất sâu sắc và cũng rất nhiều bài viết về Thánh Thể rất cao siêu của mọi đấng bậc, nhưng trong dân gian, câu hỏi "Tại sao phải đi lễ" vẫn được đặt ra trong câu chuyện hằng ngày. Có lẽ vì ta không nhận ra được rằng Thánh Thể ở trong Thánh lễ và như vậy mình nhìn Thánh lễ như một vở kịch bắt buộc phải tham dự, một cách tiêu cực không nhìn ra sự quý giá.
Ta có thể nghe được lời Chúa ở nhiều nơi, nhưng chỉ có Thánh Lễ Mi-sa mới có Thánh Thể là chính Chúa Giêsu bằng Thịt và Máu. Chỉ có đạo Công giáo mới có phép Bí Tích Thánh Thể trong Thánh lễ và Chúa hiện diện thực sự trong Thánh Thể như Ngài đã hứa.
♥ CHÚA ĐÃ NÓI VỀ PHÉP THÁNH THỂ.
Ở đây Ba muốn nhắc lại hai tiêu đề Ba đã nói nhiều lần là: Chúa là Đấng Tình yêu; Chúa là Đấng Toàn năng. Vì yêu nên Ngài đã lập Phép Thánh Thể để ở mãi với ta; vì là Toàn năng nên Ngài có thể làm được mọi chuyện.
Trong Phúc Âm, Chúa nói nhiều lần, nhiều câu khác nhau về Phép Thánh Thể: "Thịt Ta là của ăn, Máu Ta là của uống. Ai ăn Thịt Ta và Uống Máu Ta thì kẻ ấy ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy". Và rất nhiều câu tương tự khác. Nếu hiểu nghĩa đen là Chúa sẽ thực sự xẻ từng miếng thịt của Chúa và đưa cho từng người Do thái đứng nghe lúc đó thì nghĩa này quá hẹp hòi. Phải hiểu là Chúa nói cho mọi người chúng ta và đến mọi thời. Vì công cuộc Cứu chuộc của Chúa không phải chỉ cho người Do thái mà là cho toàn thể nhân loại.
♥ BÁNH VÀ RƯỢU THẬT LÀ THỊT VÀ MÁU CHÚA?
Ba kể ra đây mấy phép lạ tiêu biểu:
1. Chúa hóa nước thành rượu ở tiệc cưới Canna, người ta đã chứng kiến nước trở thành rượu, hình thể nhìn thấy bằng mắt thì vẫn là nước, nhưng thực chất thì đã hóa rượu, các chất liệu nước và rượu đều kiểm chứng được.
2. Phép lạ nữa là Chúa làm 5 chiếc bánh và 2 con cá cho 5 ngàn (5.000) người ăn. Bánh và cá là những vật có thể kiểm tra được bằng mắt, thế mà phát ra cho 5 ngàn người ăn vẫn dư thừa.
Tất cả những phép lạ này đều có sự kiện giống nhau đó là các vật liệu lúc ban đầu trước khi biến hóa là những vật liệu tự nhiên, trông thấy được, kiểm chứng được, và sau khi biến hóa cũng vẫn còn kiểm chứng được.
Đó là 2 phép lạ trong nhiều phép lạ tiên báo việc Chúa hóa bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa. Lấy 2 phép lạ này làm tiêu biểu để lý giải đến phép Thánh Thể:
♥ CHÚA LẬP PHÉP THÁNH THỂ.
Trong bữa tiệc ly, Chúa cầm miếng bánh mà phán: "Này là Mình Ta..." rồi cầm ly rượu: "Này là Máu Ta...". Vì các phép lạ kể trên đã chứng minh được quyền năng của Chúa nên ta có thể dễ dàng tin được là bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa.
††† Tóm lại ta có thể chứng minh rằng:
1. Phép lạ nước hóa rượu, kiểm chứng được: chất liệu biến thể và ngửi được, nếm được.
2. Phép lạ 5 chiếc bánh và 2 con cá, kiểm chứng được: chất liệu hóa thành nhiều vẫn nếm được, ăn được.
3. Phép lạ Thánh Thể vẫn ở nguyên dạng vật chất là bánh và rượu, không có mùi vị, nếm được như thịt và máu, nhưng vì bao nhiêu phép lạ trước đã chứng mình đựợc quyền năng của Chúa nên phải tin là bánh và rượu là chính Chúa đã ẩn Mình trong bánh và rượu.
Trong bữa tiệc Chúa phán tiếp: "Hãy làm việc này mà nhớ đến Ta". Từ mệnh lệnh này mà ngày nay ta có Thánh Thể của Chúa trong Thánh Lễ Mi-sa. Chúa muốn ta tham dự Thánh lễ và rước lễ để Chúa có thể đến với ta. Bao lần Chúa vẫn nói lên sự ước ao mời gọi ta hãy ăn Thịt và uống Máu Chúa để Chúa được sống với ta và để ta đựợc sống trong Chúa. Ước vọng của Chúa: "Ta sẽ ở với các con mọi ngày cho đến tận thế".
♥ PHẢI LÀM GÌ ĐỂ YÊU MẾN THÁNH LỄ VÀ THÁNH THỂ.
Trên đây Ba đã vạch ra hai lãnh vực:
1. Sự liên hệ giựa Thánh Lễ và Thánh Thể là "tuy hai mà một", và chỉ có đạo Công giáo mới có Phép Thánh Thể. Và ta phải tham dự Thánh Lễ để được gặp Thánh Thể.
2. Chứng minh bánh và rượu là chính Mình và Máu Chúa. Do quyền năng và tình yêu của Chúa.
3. Một lý do nữa là ta phải tham dự Thánh lễ là vì mình là một thành viên của Giáo hội, Giáo xứ, nên khi dự Thánh lễ, chúng ta đồng thời cũng tham dự các sinh hoạt cộng đoàn.
††† YÊU CHÚA là một việc cao siêu, ta có thể bắt đầu từ bước thấp dễ dàng hơn đó là YÊU NGƯỜI
1. Ý thức mình là một con người, nên phải sống có tư cách, nhân phẩm và bổn phận tu thân.
2. Ý thức bổn phận tề gia theo địa vị cha mẹ, họ hàng, con cháu.
3. Ý thức bổn phận với tha nhân, đối xử công bằng, bác ái với mọi người. Biết chia sẻ với người chung quanh, nhất là khi mình dư dật về vật chất và nếu Chúa cho mình có kiến thức thì cũng phải biết phục vụ.
Yêu mình, yêu người là việc dễ làm và cụ thể hơn. Khi ta đã làm quen được với những ý thức đạo đức giữa người với người thì ta dễ hướng đến ý thức bổn phận giữa ta và Chúa, dễ cảm nhận được tình yêu của Chúa và kích động lòng ta đáp lại tình yêu đó.
Khi ý thức được những bổn phận mình với người thì ta dễ dàng tiến sang giai đoạn mình với Chúa. Ở giai đoạn này thì những bài suy niệm về Thánh Thể sẽ giúp ta rất nhiều trong việc nung đúc lòng mến Thánh Thể. Ta sẽ dễ cảm nhận là không dự lễ ta sẽ cảm thấy ĐÓI mặc dầu lễ nào cũng giống nhau, nhưng không còn thấy nhàm chán. Cũng như chúng ta ăn cơm mỗi bữa nhưng không hề chán cơm vậy.
♥ LỜI KẾT:
Ba chỉ biết lý giải đơn giản đến đây thôi, việc còn lại là do chính mỗi người chúng ta với Chúa.
Mấy lời tóm tắt Ba khuyên là:
- Ta có bổn phận với cuộc sống thiêng liêng, đời này và đời sau.
- Thân xác ta cần ăn do dạ dày tự động báo là ĐÓI, nhưng linh hồn ta nếu biết ĐÓI là do ý thức và tu luyện.
- Suy niệm những lời Chúa mời gọi ta ăn Thịt và uống Máu Chúa để Ngài được sống trong ta, v.v... để cảm nhận được sự mong đợi của Chúa, sẽ giúp ta đáp ứng lại tình yêu của Chúa.
- Nếu mỗi ngày ta cố gắng một tí để cài đặt vào tiềm thức một ý thức bổn phận, đạo đức thì ta sẽ đạt đến trang thái tự động, nghĩa là ta có thể phát ra được những hành động tốt như là một thói quen.
- Một kinh nghịệm dễ làm là chọn một số bài hát về tâm linh mà mình thích, cài đặt các bài này vào máy, đồng hồ tự động để đánh thức mỗi buổi sáng. Các bài hát này giúp ta phấn khởi tinh thần ngay từ giây đầu thức dậy và gây cảm hứng cho ta cầu nguyện dễ dàng.
- Nguyễn Thất Khê -
(Bài viết do chính Tác giả gửi đăng - Biên tập: ledinhduy67)
(Bài viết do chính Tác giả gửi đăng - Biên tập: ledinhduy67)
Cảm ơn Tác giả bài viết nhiều thật nhiều!
Trả lờiXóaPhú Vinh (Huế)