Củ mài (tên khoa học: Radix Dioscoreae) được sử dụng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương và dùng chữa:
1. Người có cơ thể suy nhược;
2. Bệnh đường ruột, tiêu chảy, lỵ lâu ngày;
3. Bệnh tiêu khát;
4. Di tinh, mộng tinh và hoạt tinh;
5. Viêm tử cung (bạch đới);
6. Thận suy, mỏi lưng, đi tiểu luôn, chóng mặt, hoa mắt;
7. Ra mồ hôi trộm.
1. Người có cơ thể suy nhược;
2. Bệnh đường ruột, tiêu chảy, lỵ lâu ngày;
3. Bệnh tiêu khát;
4. Di tinh, mộng tinh và hoạt tinh;
5. Viêm tử cung (bạch đới);
6. Thận suy, mỏi lưng, đi tiểu luôn, chóng mặt, hoa mắt;
7. Ra mồ hôi trộm.
Củ mài:
- Tên gọi khác: Hoài sơn, Sơn dược.
- Bộ phận dùng: Rễ củ đã chế biến khô của cây Củ mài.
- Phân bố: Cây mọc hoang phổ biến ở miền Bắc và miền Trung của nước ta cho tới Huế. Còn phân bố ở Trung Quốc, Lào và Campuchia. Cũng được trồng nhiều ở đồng bằng để đáp ứng nhu cầu lớn về dược liệu; có thể trồng bằng gốc rễ hoặc dái mài về mùa Xuân.
- Thu hái: Đào củ vào mùa hè – thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, gọt vỏ cho vào lò xông lưu huỳnh 2 ngày đêm, sau đó phơi sấy cho đến khô.
Công năng: Kiện tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ.
Công dụng: Nhân dân vùng núi thường đào Củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn; có thể dùng ghế cơm để ăn như các loại khoai. Hoài sơn được sử dụng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương và dùng chữa:
1. Người có cơ thể suy nhược;
2. Bệnh đường ruột, tiêu chảy, lỵ lâu ngày;
3. Bệnh tiêu khát;
4. Di tinh, mộng tinh và hoạt tinh;
5. Viêm tử cung (bạch đới);
6. Thận suy, mỏi lưng, đi tiểu luôn, chóng mặt, hoa mắt;
7. Ra mồ hôi trộm.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 12-24g hay hơn sắc uống hoặc tán bột uống. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
- Chữa trẻ em gầy yếu, biếng ăn, phụ nữ có mang mỏi mệt chán cơm hay người có bệnh tiểu đường gầy róc, dùng Hoài sơn thái miếng đồ lên, sao già tán bột, uống mỗi lần 6-10g; ngày uống 2-3 lần vào giữa buổi lúc đói. Hoặc dùng củ mài luộc ăn.
- Chữa trẻ em tiêu chảy kéo dài, hoặc đi tiêu phân nhầy có mùi, lỵ mạn tính, phụ nữ bạch đới, nam giới di tinh, đau lưng suy yếu; dùng Củ mài 200g, Củ súng, Hạt sen, Ý dĩ sao, đều 100g, sấy khô tán bột uống mỗi ngày 20g với nước cơm.
Thuốc bổ dưỡng: Hoài sơn, Quả tơ hồng, Hà thủ ô, Huyết giác, Đỗ đen sao cháy mỗi loại 1kg, Vừng đen 300g, Ngải cứu 200g, gạo nếp rang 100g, muối rang 5g, tán bột, làm viên, uống mỗi ngày 10-20g.
Lưu ý:
Trên thực tế người ta còn chế biến Hoài sơn từ một số loài khác thuộc chi Dioscorea như Củ cọc, Củ mỡ,... tác dụng của chúng so với Hoài sơn chưa có tài liệu nào công bố.
- Tên gọi khác: Hoài sơn, Sơn dược.
- Bộ phận dùng: Rễ củ đã chế biến khô của cây Củ mài.
- Phân bố: Cây mọc hoang phổ biến ở miền Bắc và miền Trung của nước ta cho tới Huế. Còn phân bố ở Trung Quốc, Lào và Campuchia. Cũng được trồng nhiều ở đồng bằng để đáp ứng nhu cầu lớn về dược liệu; có thể trồng bằng gốc rễ hoặc dái mài về mùa Xuân.
- Thu hái: Đào củ vào mùa hè – thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, gọt vỏ cho vào lò xông lưu huỳnh 2 ngày đêm, sau đó phơi sấy cho đến khô.
Công năng: Kiện tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ.
Công dụng: Nhân dân vùng núi thường đào Củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn; có thể dùng ghế cơm để ăn như các loại khoai. Hoài sơn được sử dụng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương và dùng chữa:
1. Người có cơ thể suy nhược;
2. Bệnh đường ruột, tiêu chảy, lỵ lâu ngày;
3. Bệnh tiêu khát;
4. Di tinh, mộng tinh và hoạt tinh;
5. Viêm tử cung (bạch đới);
6. Thận suy, mỏi lưng, đi tiểu luôn, chóng mặt, hoa mắt;
7. Ra mồ hôi trộm.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 12-24g hay hơn sắc uống hoặc tán bột uống. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
- Chữa trẻ em gầy yếu, biếng ăn, phụ nữ có mang mỏi mệt chán cơm hay người có bệnh tiểu đường gầy róc, dùng Hoài sơn thái miếng đồ lên, sao già tán bột, uống mỗi lần 6-10g; ngày uống 2-3 lần vào giữa buổi lúc đói. Hoặc dùng củ mài luộc ăn.
- Chữa trẻ em tiêu chảy kéo dài, hoặc đi tiêu phân nhầy có mùi, lỵ mạn tính, phụ nữ bạch đới, nam giới di tinh, đau lưng suy yếu; dùng Củ mài 200g, Củ súng, Hạt sen, Ý dĩ sao, đều 100g, sấy khô tán bột uống mỗi ngày 20g với nước cơm.
Thuốc bổ dưỡng: Hoài sơn, Quả tơ hồng, Hà thủ ô, Huyết giác, Đỗ đen sao cháy mỗi loại 1kg, Vừng đen 300g, Ngải cứu 200g, gạo nếp rang 100g, muối rang 5g, tán bột, làm viên, uống mỗi ngày 10-20g.
Lưu ý:
Trên thực tế người ta còn chế biến Hoài sơn từ một số loài khác thuộc chi Dioscorea như Củ cọc, Củ mỡ,... tác dụng của chúng so với Hoài sơn chưa có tài liệu nào công bố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét