TAM THẤT
Tên thuốc: Radix Notoginsing.
Tên khoa học: Panax pseudo-ginseng (Burk)
Họ Ngũ Gia Bì (Araliaceae)
Bộ phận dùng: Củ. Củ Tam thất mọc hoang ở rừng núi (loại to 85 củ = 1kg, nhỏ cũng được 102 củ = 1kg), cứng nặng đen, thịt xanh xám, chỗ cắt mịn thì tốt, còn thịt trắng vàng là kém, thứ Tam thất gây trồng thì bé hơn, thứ da nhẵn, ít đắng thì kém phẩm chất.
Không nhầm với củ Nga truật (Curcuma zedoaria Roscoe Họ Gừng) thường làm Tam thất giả và cũng đừng nhầm với Thổ tam thất (Gynura sgetum (Lour) Merr, Họ Cúc), củ to hơn, da ngoài vàng xám, ít đắng.
Có người nói lấy bột Tam thất cho vào máu vừa mới đặc mà máu tan ra thì đúng là Tam thất.
Thành phần hoá học: có hai chất Saponim là, Arasaponin A và Arasaponin B, ngoài ra còn có phần dầu, loại đường và nhựa.
Tính vị: Vị đắng, hơi ngọt, tính ấm.
Quy kinh: Vào 2 kinh Can và Vị.
Tác dụng: Tán ứ, sinh tân chỉ huyết.
Chủ trị: Trị thổ huyết, băng huyết, lỵ ra huyết, ứ huyết do tổn thương (dùng tươi).
- Xuất huyết nội tạng hoặc xuất huyết ngoài: Dùng riêng bột Tam thất hoặc phối hợp với Hoa nhuỵ thạch và Huyết dư tán.
- Xuất huyết và sưng do chấn thương ngoài: Dùng Tam thất dạng bột dùng ngoài.
Liều dùng: Ngày dùng 4-6 gam.
Cách Bào chế:
* Theo Trung Y: Mùa nắng hoặc mùa đông, đào lấy củ đem về rửa sạch, phơi khô khi dùng thái lát, tán bột.
* Theo kinh nghiệm Việt Nam: Có thể dùng tươi, rửa sạch, giã đắp lên vết thương. Rửa sạch, phơi khô, khi dùng tán bột hoặc mài với nước mà uống, không dùng sắc và không sao tẩm gì. Rửa kỹ bằng bàn chải, để ráo, ủ rượu cho mềm, bào phiến mỏng, sấy nhẹ cho khô đựng trong lọ kín, khi dùng hãm riêng rồi hoà vào chén thuốc đã sắc tới cho uống. Có người rửa kỹ để ráo, ủ rượu 3 giờ cho mềm, thái mỏng sao qua (vi sao), tán bột để dùng.
Bảo quản: Cần tránh mọt, sao chế rồi đậy kín nên dùng ngay.
Kiêng kỵ: Người huyết hư, không có ứ huyết thì không dùng.
Tên thuốc: Radix Notoginsing.
Tên khoa học: Panax pseudo-ginseng (Burk)
Họ Ngũ Gia Bì (Araliaceae)
Bộ phận dùng: Củ. Củ Tam thất mọc hoang ở rừng núi (loại to 85 củ = 1kg, nhỏ cũng được 102 củ = 1kg), cứng nặng đen, thịt xanh xám, chỗ cắt mịn thì tốt, còn thịt trắng vàng là kém, thứ Tam thất gây trồng thì bé hơn, thứ da nhẵn, ít đắng thì kém phẩm chất.
Không nhầm với củ Nga truật (Curcuma zedoaria Roscoe Họ Gừng) thường làm Tam thất giả và cũng đừng nhầm với Thổ tam thất (Gynura sgetum (Lour) Merr, Họ Cúc), củ to hơn, da ngoài vàng xám, ít đắng.
Có người nói lấy bột Tam thất cho vào máu vừa mới đặc mà máu tan ra thì đúng là Tam thất.
Thành phần hoá học: có hai chất Saponim là, Arasaponin A và Arasaponin B, ngoài ra còn có phần dầu, loại đường và nhựa.
Tính vị: Vị đắng, hơi ngọt, tính ấm.
Quy kinh: Vào 2 kinh Can và Vị.
Tác dụng: Tán ứ, sinh tân chỉ huyết.
Chủ trị: Trị thổ huyết, băng huyết, lỵ ra huyết, ứ huyết do tổn thương (dùng tươi).
- Xuất huyết nội tạng hoặc xuất huyết ngoài: Dùng riêng bột Tam thất hoặc phối hợp với Hoa nhuỵ thạch và Huyết dư tán.
- Xuất huyết và sưng do chấn thương ngoài: Dùng Tam thất dạng bột dùng ngoài.
Liều dùng: Ngày dùng 4-6 gam.
Cách Bào chế:
* Theo Trung Y: Mùa nắng hoặc mùa đông, đào lấy củ đem về rửa sạch, phơi khô khi dùng thái lát, tán bột.
* Theo kinh nghiệm Việt Nam: Có thể dùng tươi, rửa sạch, giã đắp lên vết thương. Rửa sạch, phơi khô, khi dùng tán bột hoặc mài với nước mà uống, không dùng sắc và không sao tẩm gì. Rửa kỹ bằng bàn chải, để ráo, ủ rượu cho mềm, bào phiến mỏng, sấy nhẹ cho khô đựng trong lọ kín, khi dùng hãm riêng rồi hoà vào chén thuốc đã sắc tới cho uống. Có người rửa kỹ để ráo, ủ rượu 3 giờ cho mềm, thái mỏng sao qua (vi sao), tán bột để dùng.
Bảo quản: Cần tránh mọt, sao chế rồi đậy kín nên dùng ngay.
Kiêng kỵ: Người huyết hư, không có ứ huyết thì không dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét