TẾ TÂN
Tên thuốc: Herba asaricum Radice
Tên khoa học: Asarum sieboldii Mip
Họ Mộc hương (Arisiolochiaceae).
Bộ phận dùng: rễ hay toàn cây. Rễ từng chùm, dài độ 10 -20cm, ngoài nâu nhợt, trong màu trắng, thơm, cay nồng là tốt. Thứ không thơm cay, cây có một lá và một đốt thì không dùng.
Thành phần hoá học: Có tinh dầu, Acid hữu cơ, chất nhựa.
Tính vị: Vị cay, tính ấm.
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Phế, Can và Thận.
Tác dụng: Thông khiếu, trừ phong, tán hàn, hành thuỷ.
Chủ trị: Trị ho tức, nhức đầu (thiên đầu thống), tê nhức khớp xương, đau răng (dùng tươi)
- Đau đầu do phong hàn: dùng Tế tân với Xuyên khung trong bài Xuyên Khung Trà Điều Tán.
- Đau răng do phong hàn: dùng Tế tân với Bạch chỉ
- Đau răng do Vị nhiệt: dùng Tế tân, Thạch cao và Hoàng cầm.
- Đau khớp do phong hàn thấp ngưng trệ: dùng Tế tân với Khương hoạt, Phòng phong và Quế chi.
- Cảm phong hàn biểu hiện như nghiến răng, sốt, đau đầu và đau toàn thân: dùng Tế tân với Khương hoạt, Phòng phong trong bài Cửu Vị Khương Hoạt Thang.
- Đàm lạnh xâm nhập Phế biểu hiện như hen và ho có đờm nhiều, đờm lỏng: dùng Tế tân với Ma hoàng và Can khương trong bài Tiểu Thanh Long Thang.
- Sổ mũi, chảy nước mũi nhiều, xung huyết mũi và đau đầu: dùng Tế tân với Bạch chỉ, Tân di và Bạc hà.
Liều dùng: Ngày dùng 1 - 3 gam.
Cách Bào chế:
* Theo Trung Y: Cắt bỏ đầu cuống, lấy nước vo gạo tẩm một đêm, phơi khô dùng.
* Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, thái từng đoạn ngắn, 2 - 3cm, phơi râm cho khô, không phải sao tẩm. Có thể tán bột ngâm rượu (1/5) để xoa bóp hoặc chấm vào chỗ răng đau.
Bảo quản: Để nơi cao ráo, tránh nóng.
Kiêng ky: Người âm hư hoả vượng và không có thực tà phong hàn thì không nên dùng.
Tên thuốc: Herba asaricum Radice
Tên khoa học: Asarum sieboldii Mip
Họ Mộc hương (Arisiolochiaceae).
Bộ phận dùng: rễ hay toàn cây. Rễ từng chùm, dài độ 10 -20cm, ngoài nâu nhợt, trong màu trắng, thơm, cay nồng là tốt. Thứ không thơm cay, cây có một lá và một đốt thì không dùng.
Thành phần hoá học: Có tinh dầu, Acid hữu cơ, chất nhựa.
Tính vị: Vị cay, tính ấm.
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Phế, Can và Thận.
Tác dụng: Thông khiếu, trừ phong, tán hàn, hành thuỷ.
Chủ trị: Trị ho tức, nhức đầu (thiên đầu thống), tê nhức khớp xương, đau răng (dùng tươi)
- Đau đầu do phong hàn: dùng Tế tân với Xuyên khung trong bài Xuyên Khung Trà Điều Tán.
- Đau răng do phong hàn: dùng Tế tân với Bạch chỉ
- Đau răng do Vị nhiệt: dùng Tế tân, Thạch cao và Hoàng cầm.
- Đau khớp do phong hàn thấp ngưng trệ: dùng Tế tân với Khương hoạt, Phòng phong và Quế chi.
- Cảm phong hàn biểu hiện như nghiến răng, sốt, đau đầu và đau toàn thân: dùng Tế tân với Khương hoạt, Phòng phong trong bài Cửu Vị Khương Hoạt Thang.
- Đàm lạnh xâm nhập Phế biểu hiện như hen và ho có đờm nhiều, đờm lỏng: dùng Tế tân với Ma hoàng và Can khương trong bài Tiểu Thanh Long Thang.
- Sổ mũi, chảy nước mũi nhiều, xung huyết mũi và đau đầu: dùng Tế tân với Bạch chỉ, Tân di và Bạc hà.
Liều dùng: Ngày dùng 1 - 3 gam.
Cách Bào chế:
* Theo Trung Y: Cắt bỏ đầu cuống, lấy nước vo gạo tẩm một đêm, phơi khô dùng.
* Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, thái từng đoạn ngắn, 2 - 3cm, phơi râm cho khô, không phải sao tẩm. Có thể tán bột ngâm rượu (1/5) để xoa bóp hoặc chấm vào chỗ răng đau.
Bảo quản: Để nơi cao ráo, tránh nóng.
Kiêng ky: Người âm hư hoả vượng và không có thực tà phong hàn thì không nên dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét