THẠCH HỘC
Tên thuốc: Herba Dendrobii.
Tên khoa học: Dendroblum sp
Họ Lan (Orchidaceae)
Bộ phận dùng: Thân cây. Thạch hộc có nhiều thứ, thứ vỏ vàng tươi ánh, dài, nhỏ như cái tăm (kim thoa thạch hộc, Dendrobium tosanse Makino), nếm ngọt, nhớt, bẻ không gẫy là tốt nhất. Nhưng ta thường dùng thứ to bằng quản bút, màu vàng đậm, xốp, thịt trắng là loại vừa (D, nobile Lindl).
Nói chung Thạch hộc phải khô vàng, thịt trắng, không mốc đen, sạch gốc rễ, không vụn nát là tốt.
Thành phần hoá học: có Alcaloid và chất nhầy.
Tính vị: Vị ngọt, nhạt, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Phế, Vị và Thận.
Tác dụng: Tư âm, trừ nhiệt, ích dạ dày, sinh tân dịch.
Chủ trị: Trị bệnh nhiệt hại đến tân dịch, miệng khô khát, bệnh đỡ rồi mà còn hư nhiệt.
- Âm hư do các bệnh do sốt, hoặc Vị âm hư biểu hiện như lưỡi khô, khát và lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng: Dùng Thạch hộc với Mạch đông, Sa sâm và Sinh địa hoàng.
- Sốt về chiều do âm hư, nội nhiệt: Dùng Thạch hộc với Sinh địa hoàng, Bạch vi và Thiên môn đông.
Liều dùng: Ngày dùng 8 - 16 gam.
Cách Bào chế:
* Theo Trung Y: Lấy Thạch hộc khô, ngâm nước ủ mềm thấu, bỏ hết rễ con và cành đen, cắt từng đoạn ngắn, lột bỏ màng mỏng, phơi hoặc sấy khô dùng.
* Theo kinh nghiệm Việt Nam : Rửa sạch, bỏ rễ, bỏ khúc đen, cắt ngắn, phơi khô dùng.
Bảo quản: Dễ mốc mọt nên cần để chỗ khô ráo, thoáng gió, tránh ẩm.
Kiêng kỵ: Bệnh ôn nhiệt còn chưa hoá ra khô táo thì kiêng dùng.
Chú ý: Thạch hộc, khi sắc thuốc, cần nấu trước rồi mới cho các vị thuốc khác vào.
Tên thuốc: Herba Dendrobii.
Tên khoa học: Dendroblum sp
Họ Lan (Orchidaceae)
Bộ phận dùng: Thân cây. Thạch hộc có nhiều thứ, thứ vỏ vàng tươi ánh, dài, nhỏ như cái tăm (kim thoa thạch hộc, Dendrobium tosanse Makino), nếm ngọt, nhớt, bẻ không gẫy là tốt nhất. Nhưng ta thường dùng thứ to bằng quản bút, màu vàng đậm, xốp, thịt trắng là loại vừa (D, nobile Lindl).
Nói chung Thạch hộc phải khô vàng, thịt trắng, không mốc đen, sạch gốc rễ, không vụn nát là tốt.
Thành phần hoá học: có Alcaloid và chất nhầy.
Tính vị: Vị ngọt, nhạt, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Phế, Vị và Thận.
Tác dụng: Tư âm, trừ nhiệt, ích dạ dày, sinh tân dịch.
Chủ trị: Trị bệnh nhiệt hại đến tân dịch, miệng khô khát, bệnh đỡ rồi mà còn hư nhiệt.
- Âm hư do các bệnh do sốt, hoặc Vị âm hư biểu hiện như lưỡi khô, khát và lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng: Dùng Thạch hộc với Mạch đông, Sa sâm và Sinh địa hoàng.
- Sốt về chiều do âm hư, nội nhiệt: Dùng Thạch hộc với Sinh địa hoàng, Bạch vi và Thiên môn đông.
Liều dùng: Ngày dùng 8 - 16 gam.
Cách Bào chế:
* Theo Trung Y: Lấy Thạch hộc khô, ngâm nước ủ mềm thấu, bỏ hết rễ con và cành đen, cắt từng đoạn ngắn, lột bỏ màng mỏng, phơi hoặc sấy khô dùng.
* Theo kinh nghiệm Việt Nam : Rửa sạch, bỏ rễ, bỏ khúc đen, cắt ngắn, phơi khô dùng.
Bảo quản: Dễ mốc mọt nên cần để chỗ khô ráo, thoáng gió, tránh ẩm.
Kiêng kỵ: Bệnh ôn nhiệt còn chưa hoá ra khô táo thì kiêng dùng.
Chú ý: Thạch hộc, khi sắc thuốc, cần nấu trước rồi mới cho các vị thuốc khác vào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét