THẠCH XƯƠNG BỒ
Tên thuốc: Rhizome Acori graminei.
Tên khoa học: Acorus gramineus Soland.
Họ Ráy (Araceae)
Bộ phận dùng: Rễ. Dùng rễ cái to, không dùng rễ con. Thứ khô, da màu nâu, mắt dày, ngắn gióng, rắn, thơm, thịt hồng hồng, không mốc mọt, vụn nát là tốt. Đen không thơm là xấu.
Thường dùng cả Thuỷ xương bồ (Acous calamus cùng Họ) có nhiều; Thạch xương bồ hiếm, cây nhỏ hơn Thuỷ xương bồ.
Thành phần hoá học: Hai cây đều có tinh dầu (chủ yếu là asarorn); Thuỷ xương bồ còn có acorin và tanin.
Tính vị: Vị cay, tính ôn.
Quy kinh: Vào kinh Tâm và Can.
Tác dụng: Thông khiếu, thông khí, trục đờm, giải độc, sát trùng.
Chủ trị: Trị kinh giản, đờm nghịch lên, phong hàn tê thấp, đắp ngoài trị nhọt, lở.
- Bất tỉnh do nhiệt nhập Tâm bào hoặc do đàm trọc hoặc tích thấp nhiệt: Dùng Thạch xương bồ với Trúc lịch, Uất kim trong bài Xương Bồ Uất Kim Thang.
- Thấp trọc ngăn trở trung tiêu (tỳ và vị) biểu hiện như cảm giác tức, đầy và đau ngực và vùng bụng: Dùng Thạch xương bồ với Trần bì và Hậu phác.
- Thấp nhiệt ngăn trở trung tiêu biểu hiện như lỵ và nôn sau khi ăn: Dùng Thạch xương bồ với Hoàng liên.
- Mất ngủ, quên, ù tai và điếc: Dùng Thạch xương bồ với Viên chí và Phục linh.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12 gam.
Cách Bào chế:
* Theo Trung Y: Không dùng thứ "nê xương", "hạ xương" rễ như rễ tre, màu đen, vị tanh.
Chỉ dùng thứ mọc ở trên đá, rễ non vàng nhạt, một tấc có chín đốt là đúng và tốt (Cửu tiết xương bồ). Cạo bỏ vỏ lấy cành Dâu trộn lẫn đồ chín, thái lát phơi khô (Lôi Công Bào Chích Luận).
Rửa sạch, ủ mềm thái lát dùng hoặc sao qua.
* Theo kinh nghiệm Việt Nam : Nếu còn đất, rửa sạch, ủ một đêm, bào, phơi khô.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm, tránh nóng vì dễ mốc.
Kiêng ky: Âm hư, huyết hư kém, hoạt tinh, nhiều mồ hôi không nên dùng.
Tên thuốc: Rhizome Acori graminei.
Tên khoa học: Acorus gramineus Soland.
Họ Ráy (Araceae)
Bộ phận dùng: Rễ. Dùng rễ cái to, không dùng rễ con. Thứ khô, da màu nâu, mắt dày, ngắn gióng, rắn, thơm, thịt hồng hồng, không mốc mọt, vụn nát là tốt. Đen không thơm là xấu.
Thường dùng cả Thuỷ xương bồ (Acous calamus cùng Họ) có nhiều; Thạch xương bồ hiếm, cây nhỏ hơn Thuỷ xương bồ.
Thành phần hoá học: Hai cây đều có tinh dầu (chủ yếu là asarorn); Thuỷ xương bồ còn có acorin và tanin.
Tính vị: Vị cay, tính ôn.
Quy kinh: Vào kinh Tâm và Can.
Tác dụng: Thông khiếu, thông khí, trục đờm, giải độc, sát trùng.
Chủ trị: Trị kinh giản, đờm nghịch lên, phong hàn tê thấp, đắp ngoài trị nhọt, lở.
- Bất tỉnh do nhiệt nhập Tâm bào hoặc do đàm trọc hoặc tích thấp nhiệt: Dùng Thạch xương bồ với Trúc lịch, Uất kim trong bài Xương Bồ Uất Kim Thang.
- Thấp trọc ngăn trở trung tiêu (tỳ và vị) biểu hiện như cảm giác tức, đầy và đau ngực và vùng bụng: Dùng Thạch xương bồ với Trần bì và Hậu phác.
- Thấp nhiệt ngăn trở trung tiêu biểu hiện như lỵ và nôn sau khi ăn: Dùng Thạch xương bồ với Hoàng liên.
- Mất ngủ, quên, ù tai và điếc: Dùng Thạch xương bồ với Viên chí và Phục linh.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12 gam.
Cách Bào chế:
* Theo Trung Y: Không dùng thứ "nê xương", "hạ xương" rễ như rễ tre, màu đen, vị tanh.
Chỉ dùng thứ mọc ở trên đá, rễ non vàng nhạt, một tấc có chín đốt là đúng và tốt (Cửu tiết xương bồ). Cạo bỏ vỏ lấy cành Dâu trộn lẫn đồ chín, thái lát phơi khô (Lôi Công Bào Chích Luận).
Rửa sạch, ủ mềm thái lát dùng hoặc sao qua.
* Theo kinh nghiệm Việt Nam : Nếu còn đất, rửa sạch, ủ một đêm, bào, phơi khô.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm, tránh nóng vì dễ mốc.
Kiêng ky: Âm hư, huyết hư kém, hoạt tinh, nhiều mồ hôi không nên dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét