THẢO QUẢ
Tên thuốc: Fructus Tsaoko.
Tên khoa học: Amomum Isao-ko C.et L.
Họ Gừng (Zingiberaceae)
Bộ phận dùng: Quả (cả vỏ và hạt). Quả già, khô, nguyên vỏ, vỏ nâu, nhân có nhiều hạt chắc, nhiều tinh dầu thơm, vị cay gắt, không mốc mọt là tốt.
Thành phần hoá học: Có tinh dầu.
Tính vị: Vị cay, ngọt, tính ấm.
Quy kinh: Vào kinh Tỳ và Vị
Tác dụng: Táo thấp, trừ hàn, trục đờm. Làm thuốc giải độc, kiện Vị, ấm trung tiêu.
Chủ trị: Trị đau bụng, nôn mửa, trừ hôi miệng, giúp sự tiêu hoá.
Hợp với Binh lang, Thường sơn để trị sốt rét cơn.
. Hàn đàm ngưng trệ và ứ tắc ở Tỳ Vị biểu hiện cảm giác đầy chướng bụng và thượng vị, đau lạnh, buồn nôn và nôn: Thảo quả phối hợp với Hậu phác, Thương truật và Bán hạ.
. Sốt rét. Thảo quả phối hợp với Thường sơn và Sài hồ.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12 gam.
Cách Bào chế:
* Theo Trung Y: Lấy bột gạo (hoặc cám nếp) trộn với nước cho dẻo, bọc kín thảo quả, nướng chín bỏ vỏ ngoài lấy nhân (Bản Thảo Cương Mục)
* Theo kinh nghiệm Việt Nam : Lùi quả vào tro nóng già, cháy sém vỏ là được, hoặc sao cháy vỏ mang ra đập bỏ vỏ (dùng vỏ thì bị đầy) lấy nhân, giã dập, cho vào thuốc thang.
Bảo quản: Dễ mốc nên phải để nơi kín, khô ráo, tránh quá nóng để giữ tinh dầu. Nếu chớm mốc, thì phơi sấy nhẹ.
Kiêng kỵ: Sốt rét không do sơn lam chướng khí, khí không thực, tà không thịnh và không có hàn thấp thì không dùng.
Tên thuốc: Fructus Tsaoko.
Tên khoa học: Amomum Isao-ko C.et L.
Họ Gừng (Zingiberaceae)
Bộ phận dùng: Quả (cả vỏ và hạt). Quả già, khô, nguyên vỏ, vỏ nâu, nhân có nhiều hạt chắc, nhiều tinh dầu thơm, vị cay gắt, không mốc mọt là tốt.
Thành phần hoá học: Có tinh dầu.
Tính vị: Vị cay, ngọt, tính ấm.
Quy kinh: Vào kinh Tỳ và Vị
Tác dụng: Táo thấp, trừ hàn, trục đờm. Làm thuốc giải độc, kiện Vị, ấm trung tiêu.
Chủ trị: Trị đau bụng, nôn mửa, trừ hôi miệng, giúp sự tiêu hoá.
Hợp với Binh lang, Thường sơn để trị sốt rét cơn.
. Hàn đàm ngưng trệ và ứ tắc ở Tỳ Vị biểu hiện cảm giác đầy chướng bụng và thượng vị, đau lạnh, buồn nôn và nôn: Thảo quả phối hợp với Hậu phác, Thương truật và Bán hạ.
. Sốt rét. Thảo quả phối hợp với Thường sơn và Sài hồ.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12 gam.
Cách Bào chế:
* Theo Trung Y: Lấy bột gạo (hoặc cám nếp) trộn với nước cho dẻo, bọc kín thảo quả, nướng chín bỏ vỏ ngoài lấy nhân (Bản Thảo Cương Mục)
* Theo kinh nghiệm Việt Nam : Lùi quả vào tro nóng già, cháy sém vỏ là được, hoặc sao cháy vỏ mang ra đập bỏ vỏ (dùng vỏ thì bị đầy) lấy nhân, giã dập, cho vào thuốc thang.
Bảo quản: Dễ mốc nên phải để nơi kín, khô ráo, tránh quá nóng để giữ tinh dầu. Nếu chớm mốc, thì phơi sấy nhẹ.
Kiêng kỵ: Sốt rét không do sơn lam chướng khí, khí không thực, tà không thịnh và không có hàn thấp thì không dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét