TỲ GIẢI
Tên khoa học: Dioscorea tokoro Mahino
Họ Củ Nâu (Dioscoreaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ (vẫn gọi là củ). Củ to, vỏ trắng ngà, ruột trắng có nhiều chất bột, không mốc mọt, không vụn nát là tốt.
Thành phần hoá học: có Saponosid (Dioxin và Dioscorea sapotoxin).
Tính vị: vị đắng, tính bình.
Quy kinh: Vào kinh Can và Vị.
Tác dụng: Trị phong thấp, lợi tiểu.
Chủ trị: Trị bạch trọc, lưng cốt tê đau, viêm bàng quang, tiểu buốt, trị thấp nhiệt sang độc.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Âm hư hoả thịnh, Thận hư không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Bỏ hết rễ con, rửa sạch đất cát, thái lát, phơi khô, dùng sống.
Theo kinh nghiệm Việt Nam : Ngâm nước vo gạo một đêm, rửa sạch bằng bàn chải, ủ mềm đều, bào hay thái mỏng, phơi khô (thường dùng).
Có thể tẩm muối sao tuỳ theo đơn.
Bảo quản: Dễ bị mốc mọt nên phải để nơi khô ráo, kín, phơi thật khô, cho vào thùng kín. Nếu chớm bị mốc mọt có thể sấy hơi diêm sinh.
Tên khoa học: Dioscorea tokoro Mahino
Họ Củ Nâu (Dioscoreaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ (vẫn gọi là củ). Củ to, vỏ trắng ngà, ruột trắng có nhiều chất bột, không mốc mọt, không vụn nát là tốt.
Thành phần hoá học: có Saponosid (Dioxin và Dioscorea sapotoxin).
Tính vị: vị đắng, tính bình.
Quy kinh: Vào kinh Can và Vị.
Tác dụng: Trị phong thấp, lợi tiểu.
Chủ trị: Trị bạch trọc, lưng cốt tê đau, viêm bàng quang, tiểu buốt, trị thấp nhiệt sang độc.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Âm hư hoả thịnh, Thận hư không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Bỏ hết rễ con, rửa sạch đất cát, thái lát, phơi khô, dùng sống.
Theo kinh nghiệm Việt Nam : Ngâm nước vo gạo một đêm, rửa sạch bằng bàn chải, ủ mềm đều, bào hay thái mỏng, phơi khô (thường dùng).
Có thể tẩm muối sao tuỳ theo đơn.
Bảo quản: Dễ bị mốc mọt nên phải để nơi khô ráo, kín, phơi thật khô, cho vào thùng kín. Nếu chớm bị mốc mọt có thể sấy hơi diêm sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét