Lúc nhỏ tôi thường được ru ngủ bằng các băng nhạc hài, mà thời đó thì văn nghệ hài trong nước lại không nhiều lắm. Thế là tôi lại được thường nghe các băng hài trước 1975 như "45 phút chuyện vui La Thoại Tân" hay bộ 3 "Tiếu Vương Hội", rồi thêm một số nhạc phẩm từ hải ngoại do ban AVT trình bày. Có bài mà đến nay hơn 20 năm tôi vẫn thích nghe mà không thấy chán của ban AVT là "Canh Cua Rốc".
"... canh cua rốc nấu suông với vài cái mắm tôm, mùi thơm nhức nhối quanh vùng. Tàu, Nga, Pháp, Đức đi lùng, bà con mau mắn đậy vung... canh cua rốc nấu suông với vài cái mắm tôm, mùi thơm khiến Mỹ ra dòm, bảo nhau: "good! good!" om sòm, mùi chi khắm khắm mà ngon..."
Nghe xong mới thấy cái mũi lợi hại thật, hít hít có chút xíu mùi thơm canh cua của dân ta mà dân Tây phải đi lùng, hấp dẫn quá mà. Mũi ngửi thích là thế nhưng không phải tất cả những ngửi thấy thích đều là tốt, cũng như là có những mùi làm thích thú không hẳn là đã thơm tho. Không phải đó sao? Cái đám cần sa và xái á phiện mùi hăng hăng chẳng phải dễ ngửi nhưng lắm người lại thích rồi lại lao đầu vào đến chết. Mà cái đó là xưa rồi, thời bây giờ là cái mùi chết người của hàng đá. Ngửi cho lắm để rồi lại sớm "lên tiên" cứ như ban AVT có bài hát: "...cho đến anh em vì tranh nhau tiên mà chết, vợ yêu chồng nhất cũng giết không đắn đo, còn bao nhiêu ông hàng to vì tiên ra vô Chí Hoà...".
Mà cái đó là mũi có kẻ đi tìm vào cõi chết trong sự ngu si nhưng lại vẫn vênh váo như kẻ ta đây là "tiên trên trời". Không ngẩng lên nữa, nhìn chán quá, ta cúi xuống đất vậy. Cúi xuống mới thấy mà thương cái mũi của nhiều người khổ cực chịu nhiều tủi nhục. Cống rãnh, rác rến đâu ai thích nhưng vì đời sống cộng đồng mà có người phải bán đi sức khoẻ, tiếng tăm, công sức để chọn lấy công việc dọn dẹp đầy độc hại này.
Thôi thì cuộc sống muôn mặt, ắt hẳn sẽ có luôn muôn màu thức vị, cái mũi của mỗi người cũng sẽ ngửi, sẽ cảm nhận và sẽ chọn cho riêng mình một mùi hương nhớ mãi. Mong rằng những mùi hương khi đưa lên mũi ngửi đều giúp cho mỗi người yêu thêm cuộc sống. Như chút mùi hăng hắc không lấy làm dễ chịu của dầu hôi đã làm cho biết bao cô bé một thời trông ngóng mỗi độ Xuân về trong chia sẻ của một chị tôi bắt gặp cách rất vô tình:
"Ngày đó ở quê, mỗi lần Tết đến được má mua vải về may đồ mới là tôi mừng lắm! Cứ nôn nao trong lòng nghĩ đến được mặc bộ đồ mới vào chiều 30 Tết là lòng cứ vui sướng đến nổi không sao ngủ được. Trẻ em thời đó, Tết đến có bộ đồ mới bằng vải là may mắn lắm rồi, chỉ là loại vải trắng có in hoa nhỏ li ti màu xanh đỏ và đặc biệt là vải thường có mùi... dầu lửa. Tôi cũng thường thắc mắc không biết vì sao vải mới lại có mùi dầu lửa, nhưng sau này lớn lên tôi nghe người ta nói sử dụng dầu lửa để in hoa trên vải cho màu lâu phai. Thông thường dầu lửa có mùi hôi rất khó chịu, nhưng những bộ quần áo mới có hương dầu lửa đối với tôi hồi đó không làm cho tôi khó chịu tí nào, mà ngược lại tôi lại rất thích ngửi mùi vải mới có "hương dầu lửa" đó mới lạ chứ! Mỗi lần má mua vải từ chợ về là tôi ôm vào lòng rồi đưa lên mũi... ngửi. Thích lắm bởi đó là vải mới mà. Đồ may xong đem đi giặt phơi khô vẫn còn phản phất nhẹ mùi dầu lửa. Chiều 30 Tết, gió chướng thổi mạnh, hàng dừa xôn xao trước ngõ. Trong nhà mâm cơm cúng rước ông bà đã dọn lên, không khí ngày Xuân cứ náo nức trong lòng. Mình sắp được mặc đồ mới rồi! Tôi chạy ào ra giếng, tự tay múc những thùng nước lên tắm gội sạch sẽ, mặc bộ đồ mới bằng vải có in hoa nhỏ li ti, lòng phấn khởi vô cùng."
"... canh cua rốc nấu suông với vài cái mắm tôm, mùi thơm nhức nhối quanh vùng. Tàu, Nga, Pháp, Đức đi lùng, bà con mau mắn đậy vung... canh cua rốc nấu suông với vài cái mắm tôm, mùi thơm khiến Mỹ ra dòm, bảo nhau: "good! good!" om sòm, mùi chi khắm khắm mà ngon..."
Nghe xong mới thấy cái mũi lợi hại thật, hít hít có chút xíu mùi thơm canh cua của dân ta mà dân Tây phải đi lùng, hấp dẫn quá mà. Mũi ngửi thích là thế nhưng không phải tất cả những ngửi thấy thích đều là tốt, cũng như là có những mùi làm thích thú không hẳn là đã thơm tho. Không phải đó sao? Cái đám cần sa và xái á phiện mùi hăng hăng chẳng phải dễ ngửi nhưng lắm người lại thích rồi lại lao đầu vào đến chết. Mà cái đó là xưa rồi, thời bây giờ là cái mùi chết người của hàng đá. Ngửi cho lắm để rồi lại sớm "lên tiên" cứ như ban AVT có bài hát: "...cho đến anh em vì tranh nhau tiên mà chết, vợ yêu chồng nhất cũng giết không đắn đo, còn bao nhiêu ông hàng to vì tiên ra vô Chí Hoà...".
Mà cái đó là mũi có kẻ đi tìm vào cõi chết trong sự ngu si nhưng lại vẫn vênh váo như kẻ ta đây là "tiên trên trời". Không ngẩng lên nữa, nhìn chán quá, ta cúi xuống đất vậy. Cúi xuống mới thấy mà thương cái mũi của nhiều người khổ cực chịu nhiều tủi nhục. Cống rãnh, rác rến đâu ai thích nhưng vì đời sống cộng đồng mà có người phải bán đi sức khoẻ, tiếng tăm, công sức để chọn lấy công việc dọn dẹp đầy độc hại này.
Thôi thì cuộc sống muôn mặt, ắt hẳn sẽ có luôn muôn màu thức vị, cái mũi của mỗi người cũng sẽ ngửi, sẽ cảm nhận và sẽ chọn cho riêng mình một mùi hương nhớ mãi. Mong rằng những mùi hương khi đưa lên mũi ngửi đều giúp cho mỗi người yêu thêm cuộc sống. Như chút mùi hăng hắc không lấy làm dễ chịu của dầu hôi đã làm cho biết bao cô bé một thời trông ngóng mỗi độ Xuân về trong chia sẻ của một chị tôi bắt gặp cách rất vô tình:
"Ngày đó ở quê, mỗi lần Tết đến được má mua vải về may đồ mới là tôi mừng lắm! Cứ nôn nao trong lòng nghĩ đến được mặc bộ đồ mới vào chiều 30 Tết là lòng cứ vui sướng đến nổi không sao ngủ được. Trẻ em thời đó, Tết đến có bộ đồ mới bằng vải là may mắn lắm rồi, chỉ là loại vải trắng có in hoa nhỏ li ti màu xanh đỏ và đặc biệt là vải thường có mùi... dầu lửa. Tôi cũng thường thắc mắc không biết vì sao vải mới lại có mùi dầu lửa, nhưng sau này lớn lên tôi nghe người ta nói sử dụng dầu lửa để in hoa trên vải cho màu lâu phai. Thông thường dầu lửa có mùi hôi rất khó chịu, nhưng những bộ quần áo mới có hương dầu lửa đối với tôi hồi đó không làm cho tôi khó chịu tí nào, mà ngược lại tôi lại rất thích ngửi mùi vải mới có "hương dầu lửa" đó mới lạ chứ! Mỗi lần má mua vải từ chợ về là tôi ôm vào lòng rồi đưa lên mũi... ngửi. Thích lắm bởi đó là vải mới mà. Đồ may xong đem đi giặt phơi khô vẫn còn phản phất nhẹ mùi dầu lửa. Chiều 30 Tết, gió chướng thổi mạnh, hàng dừa xôn xao trước ngõ. Trong nhà mâm cơm cúng rước ông bà đã dọn lên, không khí ngày Xuân cứ náo nức trong lòng. Mình sắp được mặc đồ mới rồi! Tôi chạy ào ra giếng, tự tay múc những thùng nước lên tắm gội sạch sẽ, mặc bộ đồ mới bằng vải có in hoa nhỏ li ti, lòng phấn khởi vô cùng."
Dom.NTP, 12-07-2013
- Theo ThanhcaVietnam.nEt -
- Theo ThanhcaVietnam.nEt -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét